Toán học và nghệ thuật

Khi anh Phú đăng lên facebook một post nói về toán học và nghệ thuật, tôi có để lại một bình luận như thường lệ hai anh em vẫn hay trao đổi, thì ảnh động viên tôi viết một bài về chủ đề này. Đây là một chủ đề phổ biến, hầu như người làm toán nào cũng có thiên hướng nghệ thuật hay cảm thụ toán học như là một bộ môn nghệ thuật thứ 0.

Tôi bắt tay vào viết sau khi quay lại Ý, với ý tưởng đầu tiên là xem đó như hai dòng chảy có chung nguồn, viết thiên về tự sự và các tương tác qua lại của hai lĩnh vực. Thực tế thì tôi đã viết được một chút, ngữ điệu hơi lãng mạn hóa và cũng cố tô son thêm cho những luận điểm về tính bản thể cũng như con đường phương tiện của cả hai, cho thấy rằng chúng luôn đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau. Tôi cũng nghĩ đến các ví dụ mà chính nghệ thuật là nguồn cảm hứng cho toán học, vì là người làm toán, nên khi viết về điều khác tôi nghĩ mình không nên chỉ đánh giá cao công việc của mình. Tôi dừng viết, một đoạn khoảng hơn một tháng do công việc và cũng vì thấy không có gì quá đặc sắc.

Sau đó tôi đọc bài của Ôn Tuệ Sỹ, một cách tình cờ. Sau đó tôi nhận ra nếu mình viết kiểu này thì không cách gì vượt qua được Ngài. Tất nhiên tôi không cố ý so đo hay vượt mặt. Tuy nhiên, nếu đã bỏ công làm cái gì đó thì cũng nên có gì đó hay ho, hoặc chút ít đặc biệt.

Tôi chỉnh một vài bản thảo nhưng cũng không thấy ưng ý, cho đến khi đọc một vài bài báo gần đây về các phát hiện trong các hang động. Ý tưởng các bức vẽ được tìm thấy cách đây 100.000 năm là dấu vết đầu tiên của việc bộc lộ khả năng biểu tượng hóa của con người làm tôi rất phấn khích. Vậy thật ra toán học nói riêng, hay tư duy nói chung lần đầu tiên được thể hiện ra bên ngoài là thông qua nghệ thuật. Không đơn thuần là một kiểu giải trí, hay tiêu khiển như chúng ta thường nghĩ, việc vẽ lại những gì xảy ra hay trong các nghi thức tôn giáo xa xưa là nền tảng cho trí tưởng tượng ngày nay. Nghĩa là tư duy được hóa thạch! Một phát hiện rất thú vị. Trên bố cục của câu chuyện ngụ ngôn “hang của Plato”, tôi vừa đọc vừa viết bài này một cách rất hứng khởi. Nhiều thông tin mới từ việc viết bài khiến tôi rất thích thú, như việc người ta chỉ mới biết được tầm quan trọng của các biểu tượng, phải 100 năm sau Darwin tìm ra sự tiến hóa sinh học, con người mới ý thức được sự tiến hóa nhận thức có nền tảng từ đâu hay các công trình gần đây về tranh trên cát ở Vanuatu.

Vui mừng chia sẻ cùng bạn tại đây.

About Đăng Hương

Giữ Thơm Quê Mẹ
This entry was posted in Bài viết của tôi, Tản mạn, Toán học thường thức. Bookmark the permalink.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.